Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

HOA KỲ VÀ NATO DẮT NHAU XUỐNG BÙN - Trần Hữu Đạt

 
Xung đột xảy ra ở Ucraina đã thu hút sự quan tâm của tất cả mọi cộng đồng trên toàn thế giới.
Phải chăng là nước Nga đã lấy lại được vị thế và uy tín của mình trên chính trường quốc tế?
Hơn ai hết những người đứng đầu các quốc gia, những nhà chính trị...đã hiểu và lường được điều ấy từ lâu lắm rồi.
 Chính vì lo sợ trước vị thế của Nga ngày một tăng mà Obama và cả nhà trắng đã giẫy nãy lên như đĩa phải vôi.
Khi uy tín Nga càng nâng cao trên nghị trường quốc tế, thì cái uy của người Mỹ càng sa sút trầm trọng theo tỷ lệ nghịch
 Không những riêng Mỹ, mà các nước như Anh, Pháp, Đức... cũng mức độ lo ngại và có phản ứng dè dặt khác nhau.
Hăng hái nhất có lẽ là Ba Lan. Một láng giềng, một người bạn với Nga từ thời xa xưa.
Vì sao Ba Lan làm làm điều trái khoáy như vậy? Đơn giản là bởi Ba Lan có đường biên giới chung với Ucraina. Nếu Ucraina thuộc về với người Nga, thì ảnh hưởng của Nga với nhân dân Ba Lan sẽ là không nhỏ. Hơn ai hết những nhà lãnh đạo Ba Lan không muốn người dân của nước mình đi ngược với quyền lợi của họ.
 Trong lịch sử, Ba Lan là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng với Nga nhất. Không ít lần người Nga đã cứu Ba Lan thoát khỏi ách đô hộ của các cường quốc lớn như Mông Cổ, Đức, Pháp...
Tuy vậy những nhà lãnh đạo Ba Lan hôm nay không mặn mà với người Nga lắm. Bởi nếu theo đường lối của Nga, chắc chắn sẽ mất đi rất nhiều quyền lợi do Mỹ và các nước trong khối NATO ban tặng.
 Các nước phương tây rất muốn có Ba Lan để làm bàn đạp, làm ngọn giáo gài sẵn bên hông người Nga.
Nếu nói Ba Lan là kẻ vong ơn bội nghĩa thì chưa chính xác lắm, nhưng khi nhận được sự xun xoe, ưu đãi của Mỹ và khối NATO thì Ba Lan sẵn sàng bán bạn để cầu lộc.
Gần đây họ tuyên bố rằng: Quân đội NATO hiển diện trên lãnh thổ, là để giúp họ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ khỏi sự đe dọa của một thế lực nào đó.
 Nhưng thực chất là họ đang bị Mỹ và NATO thống trị cả về kinh tế, chính trị lẫn quốc phòng.
Các nhà lãnh đạo Ba Lan cũng thừa biết: “Đã lỡ leo lên lưng cọp rồi, dễ gì mà xuống được một cách toàn vẹn.” “Ăn xôi chùa ngọng miệng” nhận nhiều bổng lộc từ Mỹ và các nước phương tây, bây giờ người ta muốn làm gì trên đất nước mình, thì chính phủ Ba Lan cũng phải chiều.
Nhưng xem ra trong tình thế ngày nay, lợi thế không còn thuộc về phía Mỹ và khối NaTo như trước nữa. Trong lúc nhân dân cả thế giới chỉ mong sao chính trị ổn định, hết chiến tranh, mọi dân tộc hòa hợp, bình đẳng để yên tâm làm ăn thôi.
Bài học nhãn tiền cho thấy rất nhiều kẻ hám lợi chạy theo Mỹ từ châu Á, sang châu Phi... Từ Irac, Tuynidi, Áp ganixtan, đến Li bi Xedi... tất cả đều mệt mỏi, sức tàn lực kiệt lắm rồi... Nhưng lợi lộc thì người Mỹ lại được hưởng phần nhiều.
Hoa Kỳ ỷ vào sức mạnh, kinh tế, quân sự, thích can thiệp vào bất cứ nơi đâu họ mà muốn. Bởi rằng sau mỗi cuộc chiến, người Mỹ bán được vô số vũ khí, lại còn chiếm được các hợp đồng tái thiết các cơ sở vật chất dân sinh như: Trường học, bệnh viện, đường sá, nhà máy... Và cuối cùng là nguồn kinh phí được rút từ nguồn tài nguyên bản địa, trả cho Hoa Kỳ... Tóm lại lúc nào lợi nhuận cũ ng chảy vào hầu bao của những nhà tư bản Hoa Kỳ. Vì thế người ta nói: Hoa Kỳ giàu lên nhờ chiến tranh. Quả không sai.
Nhưng ngày nay thì lại khác. Chiến sự có nguy cơ nổ ra ở khắp nơi trên thế giới cùng một lúc và đồng loạt. Ở đâu người Mỹ và NATO cũng thấy là có phần trách nhiệm của mình trong đó. Nhưng họ cũng thừa hiểu rằng việc rải quân ra khắp thế giới vào thời điểm này là bất lợi. Chưa nói đến khả năng cung ứng các nhu cầu thiết yếu cho những người lính một cách đầy đủ thường xuyên đã khó. Vấn đề không kém phần nan giải nữa là: NATO và Mỹ vốn đang sử dụng một đội quân do nhiều quốc gia hợp lại. Dù muốn dù không, dân tộc, cộng đồng nào... cũng muốn thể hiện cái “tôi” của riêng mình, vậy nên chuyện đồng tâm tác chiến, hiệp lực khi lâm trận, hoặc ứng cứu lẫn nhau... thật khó hòa nhịp. Một vấn đề nan giải khác mà lãnh đạo các nước trong khối Na To khó khắc phục đó là công tác “Dân vận” của các binh sĩ Mỹ và NATO rất kém. Không ít lần họ đã gây ra những vụ đình dám ở các nước bị chiếm đóng như I rắc, Áp ganixtan, Nhật Bản và cả Hàn Quốc, Phi Lipin nữa... Thực tình mà nói nhân dân các nước đồng minh với Mỹ, chả ai muốn có mặt quân đội ngoại bang trên lãnh thổ mình cả. Đó là một trong những cái khó của NATO và Hoa Kỳ đang vấp phải.
Một khó khăn khác đang đặt ra là ngày nay người lính ít nhiều đều có chút học thức, vậy nên đôi lúc họ sẽ tự hỏi: “Chúng ta hy sinh cho ai, vì cái gì? Gia đình, bản thân chúng ta sẽ được lợi ích gì sau cuộc chiến này?”
Tất nhiên là có người lính sẽ không để ý đến vấn đề trên. Nhưng đối với những người lính đó, thì  sẽ làm được gì trong cuộc chiến tranh hiện đại này.
Hiện tại người Mỹ nói chung, O ba ma nói riêng phải căng mình ra để đối phó với hàng trăm mối đe dọa khắp thế giới.
Ở Châu á thì Trung Quốc, rất bất bình với cách ứng xử của Mỹ, Nhật ở đảo Điếu Ngư (XenKacư), ở Trung Đông thì tiềm ẩn nạn Taliban, Alkeda khủng bố... bom vẫn nổ và máu vẫn chảy ngày đêm...
Nay lại thêm tình hình Ucraina, Triều Tiên... thật nóng bỏng. Nước Mỹ muốn ra tay dẹp loạn? Nhưng ngay trong lòng nước Mỹ, và đồng minh Anh... vẫn có những cộng đồng đòi ly khai ra khỏi khối liên hiệp Anh, hoặc trở về với nước Nga ( như bang Alacca chẳng hạn)
Chia năm sẻ bảy đã thành tiền lệ khi bất đồng chính kiến, hoặc quyền lợi bị xâm hại.
Hoa Kỳ, Anh, Pháp... là những nước lớn, luôn muốn phô bày khả năng quân sự của mình bằng cách can thiệp vũ lực vào những nước nhỏ hơn. Nhưng ngược lại những nước nhỏ thì chỉ muốn hòa bình, bình đẳng để làm ăn, thế mà thôi.  Nhưng để tránh khỏi lại sự uy hiếp của các nước trên, bắt buộc họ phải theo Nga, Trung Quốc hoặc một cộng đồng nào đó. Chính vì vậy mà việc Mỹ, NATO định dùng sức mạnh quân sự để can thiệp vào việc nội bộ của một quốc gia nào đó, sẽ là một bước sa lầy khó rút lui. Và người hứng chịu hậu quả sẽ là nhân dân các nước tham chiến.
Trong cuộc chiến sắp tới (nếu xảy ra) chính phủ Mỹ phải gánh chịu nhiều thua thiệt nhất và điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Bởi nhân dân Mỹ và cộng đồng thế giới... sẽ không tham gia, không hy sinh thêm một giọt máu xương, vật chất và các giá trị tinh thần khác...cho những việc làm vô bổ của chính phủ Hoa Kỳ.
 Quá hăng hái nên những người đứng đầu hai chính phủ Mỹ, Anh đã quên câu nói: “Tề gia trị quốc”. Chính tại nước Mỹ và khối Liên hiệp Anh, một số người dân không muốn đứng dưới bóng cờ của Quốc gia họ nữa. Thế mà nay họ lại dám đem khẩu hiệu: Tự do, bình đẳng, bác ái... áp đặt lên chủ thể của quốc gia khác. Họ muốn phủ lá cờ của họ lên một quốc gia khác? Huyền hoặc! Khả năng đó sẽ là: Không! và mãi mãi vẫn là không bao giờ xảy ra.
                                                                       Trần Hữu Đạt
 

Không có nhận xét nào: