Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Ai để Philippines chiếm giữ một số đảo ở Trường Sa?

Http://Facebook.com/datvinhqt

Thiềm Thừ
23 Tháng 12 2012 lúc 20:32
Nhiều người Việt ở nước ngoài hay nói bọn cộng sản yếu hèn, dâng nhiều đảo ở Trường Sa cho ngoại bang. Họ nói vậy, có lẽ vì họ ghét cộng sản, vì họ không có thông tin, hoặc vì cả hai. Nhưng mới rồi có nhà báo trong nước ra vẻ hiểu biết, nói Việt Nam Cộng hòa đã giữ nhiều đảo ở Trường Sa, chả để mất đảo nào, nay mình dở quá, để mất vào tay Trung Quốc bao nhiêu đảo.
Nói với bạn ý, Trung Quốc đã chiếm 7 đảo ở Trường Sa, nhưng chưa hề chiếm được đảo nào bộ đội ta đã đóng giữ. Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm ngày 14-3-1988, khi công binh ta mới lên cắm cờ trên đảo vài giờ.
Nhân tiện cũng nói luôn, lâu nay mọi người thường chỉ nói đến việc Trường Sa bị Trung Quốc chiếm. Nhưng sự thực, Philippines còn chiếm đóng nhiều đảo ở Trường Sa hơn cả Trung Quốc. Có một bác ở hải ngoại nhắc đến việc nhiều đảo ở Trường Sa bị Phi chiếm, đổ tội cho “bọn cầm quyền cộng sản” chả biết giữ mấy đảo đó. Bác này nói đại ý, trên mấy đảo Phi đang chiếm giữ có cả bia chủ quyền lập từ thời Việt Nam Cộng hòa, chứng tỏ cộng sản đã làm mất về tay Phi các đảo, trước kia Việt Nam Cộng hòa giữ. Lập luận đến hay!
Một số đảo ở Trường Sa bị Philippines chiếm giữ từ bao giờ, như thế nào?    
Năm 1956, sau khi tiếp thu từ Pháp quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức thị sát, dựng bia chủ quyền ở một số đảo.
Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa. Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963, ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963, ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963, ở đảo Thị Tứ và Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.
Bia chủ quyền Việt Nam ở đảo Song Tử Đông
          Nhưng năm 1970. Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1970 là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”. Tucay nói.
          Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.
          Theo như bài báo đăng lời Tucay kể chuyện, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

CÂU ĐỐ VÀ LỜI GIẢI

Ví Dụ:

Nhà bạn có một cục vàng to bằng đầu gối, nhưng vàng không hóa đơn và cũng không có số hiệu. Hàng xóm láng giềng cũng không chắc lắm đó là tài sản của bạn.
 Một hôm, ông bố bạn chôn cục vàng xuống góc vườn, nơi tiếp giáp bờ rào nhà hàng xóm. Đàn gà đến bươi cục vàng lộ ra. Người láng giềng bạn là một tên gian manh. Nó vội chạy ra vồ lấy cục vàng. vừa lúc đó một toán cướp từ xa đến đòi đốt nhà bạn, giết chết mẹ con bạn... Bố bạn cần chống lại toán cướp đó để bảo vệ tài sản và tính mạng gia đình bạn, nhưng không đủ sức.
Thằng trộm hỏi:
-  Ô! Cục vàng của ai đây? Chắc là của tôi đúng không nào? Vì tôi là người nhìn thấy nó trước tiên.Anh cần tôi giúp gì không?
Ông bố nói:
- Ồ! Anh là người đang sờ tới nó, tức là của anh ấy mà? Nhưng trước tiên anh hãy giúp tối đánh đuổi tên cướp này cái đã. Rồi cục vàng sẽ là của anh.
Tên trộm cất cục vàng vào túi và giúp ông bố bạn chủ đuổi toán cướp đi.
Bây giờ bình lặng, bạn, con bạn muốn đòi lại cục vàng đó thì căn cứ vào đâu?
Một vài người nói: Hình như là của bạn, một vài người nói: Chia đôi - vì nằm giữa ranh giới hai gia đình, Một vài người nói ai phát hiện là quyền sở hữu người đó.
Để đòi lại cục vàng đó, bạn định kiện, nhưng tên trộm nói:
Ngày xưa bố anh ấy nói: "nó là quyền sở hữu của tôi rồi, có băng ghi âm đây."
Một cách duy nhất để lấy lại cục vàng là bạn chứng minh nó là của mình và bố bạn lúc đó đang mắc chứng bệnh tâm thần nặng. Có đúng vậy không các bạn.
Ai có lời giải hay hơn không?

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

PHẢI CHĂNG LÀ TỘI ÁC CHỐNG LOÀI NGƯỜI?


4 Tháng 6 2014

Lâu rồi, rất lâu mình có nghe một thằng bạn kể về vụ thảm sát Thiên An Môn. Nhưng do “máu nghề nghiệp”, nên mình đã không tin và cho đó là tin đồn nhảm, hoặc thổi phồng sự việc theo suy nghĩ của của một ai đó.
 Song vẫn nghĩ "Điều ấy cũng có thể xảy ra với Trung Quốc lắm chứ". Bởi theo logich thì từ nạn diệt chủng Pôn pốt Iêng Xa ri, con người có thể thêu dệt nên muôn ngàn điều tệ hại. Mà cái bản mặt của anh Tàu thì người Việt đã chờn từ lâu rồi, nên điều gì xấu cũng gán cho nó.
Lúc đó mình nghĩ: "Trung quốc là một quốc gia có truyền thống văn minh, một cường quốc tầm cở thế giới, Đặng tiểu Bình tuy cương quyết, nhưng làm gì xảy ra một chuyện động trời như thế." Đối một chính quyền muốn tồn tại thì điều đầu tiên là phải tôn trọng quyền con người, tôn trọng lẽ phải. Với sinh viên, trí thức bao giờ cũng là rường cột của quốc gia, lẽ nào điều ấy lại xảy ra.” Nhưng mình đã nhầm. Tất cả đã nhầm. Điều đã xảy ra và còn tệ hại hơn những gì mình biết. Sau này gặp một số nhà báo, tận mắt xem những bức ảnh mà họ có được, thì mình mới tin. Tuy nhiên lúc bấy giờ không ai cho phát hành những nguồn thông tin như vậy trên lãnh thổ Việt Nam. Bởi sẽ ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai quốc gia. Bây giờ không còn gì để che dấu cần phải nói trắng ra sự thật ra, để nhân dân Trung Hoa hiểu rõ bản chất của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
 Xin vắn tắt như sau: Từ cái chết của Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư Ðảng CS Trung Quốc vào ngày 15 tháng 4, 1989. Sinh viên trường Ðại Học Bắc Kinh đã gửi một vòng hoa đến đài liệt sĩ ở quảng trường Thiên An Môn. Ðêm đó giới lãnh đạo ra lệnh lấy vòng hoa vứt vào sọt rác ở ngoại ô.
Biết được chuyện này, ngày hôm sau ba ngàn sinh viên tuần hành vào Thiên An Môn với một bản kiến nghị gồm bảy điểm: 1. ÐCSTQ phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang và nhìn nhận sai lầm đã ép ông từ chức. 2. Chấm dứt cuộc tuyên truyền chống lại "thành phần tiểu tư sản" và "gột rửa tư tưởng tiểu tư sản". 3. Bảo đảm quyền tự do ngôn luận. 4. Tăng ngân sách giáo dục. 5. Cho phép tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa. 6. Chấm dứt nạn tham nhũng vào bao che bằng cách công bố lương của các lãnh đạo và hồ sơ thuế. 7. Chấm dứt sự dính líu của chính quyền vào các doanh vụ bất chính.
Bản kiến nghị bị từ chối. Không khí bất mãn dâng trào trong các trường đại học.
 Bộ đội CA được điều đến để giải tán đám đông. Nhưng những quân nhân và CA đã đứng về phía những người biểu tình. Họ không hòa vào đám đông để thể hiện ý chí, nhưng khi đám đông tiến tới họ đã rút lui và không dùng hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đông như chính quyền yêu cầu. Bởi họ không thể chống lại lẽ phải và những người bạn người thân, người đồng chí của họ...
 Do đó đã có hơn 200.000 sinh viên từ 42 trường đại học đã đi bộ 40 km trên các ngả đường của Bắc Kinh. Tay trong tay, dễ dàng vượt qua những hàng rào cảnh sát, các sinh viên và cảnh sát đã bắt tay nhau với thái độ thân thiện.
 Hàng triệu người đứng hai bên đường đem thức ăn và nước uống cho những người biểu tình.
Cuộc biểu tình ngày càng đông hơn. Chính quyền vẫn không công nhận các đòi hỏi chính đáng của sinh viên.
 Ngày 13/5 cuộc tuyệt thực bắt đầu. Hai ngàn sinh viên tham gia vào cuột tuyệt thực. Ðài liệt sĩ tại quảng trường Thiên An Môn trở thành trung tâm của cuộc tuyệt thực. Các sinh viên mang băng đầu với chữ "tuyệt thực" và mặc áo có chữ "Không có dân chủ, chúng tôi thà chết." Giáo sư đại học và thân nhân của các sinh viên bắt đầu đổ vào quảng trường. Dân chúng đem mền và thức ăn đến cho các người biểu tình. Cuộc tuyệt thực được sự ủng hộ trên toàn quốc. Công Ðoàn cũng tham gia. Ðến ngày thứ ba, số người tuyệt thực lên tới ba ngàn. Sáu trăm người đã phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ngày thứ tư, hàng triệu người đổ ra trên các đường phố Bắc Kinh để tỏ sự ủng hộ.
 Ngày 30/5, một bức tượng được các sinh viên đúc ra, cao mười mét và được gọi là "Nữ Thần Dân Chủ." Tượng được dựng lên ở quảng trường, đứng đối diện với tấm hình Mao Trạch Ðông treo trước cổng Thiên An.
Ngày 31/5, Nhà cầm quyền Bắc kinh buộc phải điều động một số binh chủng từ nơi khác đến (có báo cho rằng đó là những đơn vị tinh nhuệ điều từ Tân Cương, Tây Tạng).  Những người lính này hoàn toàn không biết gì về đoàn biểu tình, bởi họ đã bị cấm trại, cấm đọc báo, nghe đài… từ một tuần lễ trước ngày điều động. và họ nghĩ rằng mình đang thực thi nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, gây bạo loạn.)
 Người ta đã nhìn thấy rất nhiều xe tăng, xe bọc thép, xe quân sự chạy trên đường phố hướng về phía Thiên An Môn. Nhưng không ai nghĩ nhà cầm quyền lại dám dùng tới vũ khí hạng nặng để trấn áp biểu tình.
Ðến ngày 2/6 đã có hơn hai trăm ngàn bộ đội vào thành phố. Mười ngàn bộ đội định vào quảng trường nhưng bị dân chúng chặn lại. Khi người ta phát hiện ra một nhóm người của quân đội cố sức trà trộn vào đám đông thì lòng căm phẫn dâng cao. Người ta lột sạch áo, mũ, tư trang của những người đó và đuổi ra khỏi đám đông.
Người ta chuyền tay nhau những tờ giấy ghi rõ: “sẵn sàng ứng phó với lực lượng quân đội.”
 Tất cả xe buýt, xe ô tô tải xe con... được trưng dụng xếp thành hàng ngang để chống lại sự tấn công của quân đội.
Chính quyền yêu cầu một lần cuối, rất nhiều sinh viên và người biểu tình đã không chịu rút lui. Họ bị dồn vào chính giữa quảng trường.
Loa phóng thanh nheo nhéo, rêu rao là: "Chính quyền đã dùng biện pháp hòa bình, kêu gọi, người biểu tình đã nhận thức ra vấn đề và đã tự giác ra về." Nhưng thực chất thì chỉ có những sinh viên tuyệt thực được đưa đi cấp cứu mà thôi.
Ngày 3 tháng 6 năm 1989, khu vực Thiên An Môn bị phong tỏa, nội bất xuất, ngoại bất nhập, cảnh sát quân đội được lệnh tàn sát bất cứ ai kháng cự. “Bằng mọi giá phải chiến đấu giành lại Thiên An Môn để bảo vệ chính phủ, bảo vệ chính quyền nhân dân...”
Chiều ngày 3-6, Bộ đội bắt đầu tiến vào thành phố. Cảnh sát cải trang ngồi trong các xe bus du lịch đi vào trung tâm. Sinh viên vẫn bám trụ.
Vào  đêm mùng 3 và rạng sáng ngày 4 tháng 6, tất cả đèn trong khu vực bỗng vụt tắt, tất cả sinh viên co cụm ôm nhau ở chính giữa quảng trường Thiên An môn. Người ta nghe thấy nhiều tiếng nổ lớn dội ra, ánh sáng chớp lóe, tiếng xe tăng, xe bộc thép gầm rú, tiếng la hét thất thanh, lửa cháy ngùn ngụt… Tiếng súng nổ cũng vang lên ở ngoại vi thành phố…
 Sáng hôm sau một số người hiếu kỳ hé cửa nhòm ra, quảng trường vắng lặng, sạch bóng hơn bình thường.  Đây đó một số người vẫn đạp xe qua quảng trường không một tý rác. Họ hối hả đi mà không được dừng lại nhìn và nói bất cứ câu gì.
 Nhà cầm quyền Bắc Kinh giải thích với báo chí là: “Hôm qua một số cá nhân nán lại, nhưng sau khi được giải thích tuyên truyền, họ đã tự nguyện rời vị trí trở về để tiếp tục học hành.”
Người ta hỏi: “Lý do vì sao có nhiều tiếng nổ, ánh đèn loang loáng, ánh chớp lóe, lửa cháy ngùn ngụt…” Thì được giải thích: “Đó là tiếng súng chỉ thiên, và lựu đạn cay.”
Thực chất là lúc 2 giờ sáng xe thiết giáp, xe tăng, đã băng qua các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên. Bộ đội nã súng vào đoàn biểu tình. Từng đoàn xe tăng tiến vào quảng trường cán nát các thây người. Tất cả sinh viên bị xe tăng xe bộc thép xé nát trong bóng tối. Quân đội nằm phục ở vòng ngoài, họ bắn bất cứ ai mà nhìn thấy. Quyết không cho một ai sống sót thoát ra ngoài. Ngay tối hôm đó người ta đã phun lửa, đốt sạch mọi tàn tích, và dùng xe xịt nước rửa sạch quảnh trường Thiên An Môn.
Báo chí Trung Quốc đã loan tin có xô xát nhẹ xảy ra, 300 sinh viên bị chết, gần 3000 người bị thương” Nhưng thực chất lại khác xa.  Báo chí nước ngoài đã khẳng định từ 3000- 5000 người bị chết và mất tích. Hàng chục ngàn người bị thương.
Một thời gian dài,  người ta cấm tất cả các báo chí, người dân, cuộc họp, tụ tập… không được bàn luận đưa tin về vụ này. Rất nhiều người tham gia biểu tình đang nằm viện, hoặc đã trở lại học, làm việc bị truy nã và đưa ra xét xử ngay sau đó. Một số buộc phải ẩn náu đâu đó, rồi tìm cách lẫn sang Hồng Công, cuối cùng là vượt sang các nước như Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Mỹ…
 Vụ Thảm sát đã gây chấn động thế giới, Việt Nam, Nga và các nước có quan hệ đã không bình luận gì nhiều. Nhưng báo chí phương tây thì không ngại ngần gì mà nói rõ sự thật. Nhiều người trong số họ thoát thân với hai bàn tay trắng. Nhưng một số ít còn lưu vài tấm ảnh về vụ thảm sát tại Thiên An Môn và họ đã cung cấp cho báo chí.
 "Đọc xong một bài báo mô tả khá cụ thể tình hình Thiên An Môn, Thủ tướng Úc Bob Hawk đã khóc ràn rụa khi đọc điện văn báo cáo do Australian Embassy gửi từ Bắc Kinh về Úc. Đây là đoạn làm cho ông không kìm được xúc động: "Những chiếc xe tăng cán tới cán lui trên những xác người cho đến khi họ biến thành một mớ bầy nhầy, rồi sau đó những chiếc xe xúc tiến vào để dồn những mớ bầy nhầy đó thành những đống thịt, rồi những đống thịt đó bị thiêu rụi bởi những khẩu súng phun lửa." ["Tanks ran backwards and forwards over the bodies of the slain until they were reduced to pulp, after which bulldozers moved in to push the remains into piles, which were incinerated with flamethrowers."]
 Sau đó, Thủ tướng Bob Hawk đã quyết định cho 42 ngàn sinh viên du học của Trung Quốc được ở lại định cư trên đất Úc. Rất nhiều Sinh viên đang du học tại các nước tây âu đã quyết định không về lại tổ quốc nữa. Bởi họ thấy tình hình chính trị bất ổn. Sự cai trị của nhà càm quyền vừa hà khắc vừa dã man.
Trong suốt 25 năm qua, chúng ta đã cố im hơi lặng tiếng vì thứ hòa bình và hữu nghị viễn vong mà Trung Quốc ban cho. Nhưng bây giờ cần phải nói rõ để Nhân dân Trung Quốc và nhiều người Việt Nam biết bởi với nhà cầm quyền Bắc Kinh, thì không có  điều gì là không thể, luôn luôn cảnh giác  vẫn không thừa.
Bởi với đồng bào, máu thịt, mà họ còn tàn ác, nhẫn tâm đến thế thì đối với người ngoại bang, điều gì sẽ đến khi lỡ tin vào họ? 
Xe tăng rập rập tiến về Thiên An Môn người dân đã kiên nhẫn đứng ra giải thích. Nhưng sau này người này bị biến mất giữa không trung
Xe tăng rập rập tiến về Thiên An Môn người dân đã kiên nhẫn đứng ra giải thích. Nhưng sau này người này bị biến mất giữa không trung



Xe tăng rập rập tiến về Thiên An Môn. Một người dân đã kiên nhẫn đứng ra giải thích. Nhưng sau này người này bị biến mất giữa không trung.